Độ tuổi: 2-6 tuổi
Mục đích: Với trò chơi này,trẻ sẽ có thể học được rất nhiều điều bổ ích khác nhau như hiểu về trọng lực, góc độ, xây dựng, giải quyết vấn đề, kỹ năng vận động, phản xạ của mắt, tốc độ và đặc biệt là nâng cao khả năng sáng tạo ở trẻ
Dụng cụ chuẩn bị
– Các đoạn ống (có thể làm bằng bìa cattong hay ống nhựa)
– Những viên bi (hoặc các vật hình cầu nhỏ)
– Băng dính hai mặt
– Một chiếc bát (lưu ý là sử dụng bát nhựa hoặc bát nhôm)
– Viên bi chạy trong đường ống
Cách chơi
– Có thể dán màu vào các đoạn ống mà bạn đã chuẩn bị.
– Sử dụng băng dính hai mặt để dính các đoạn ống trên lên tường hoặc kính để tạo thành các đoạn đường ống zic-zắc
– Đặt bát ở phía cuối đường ống
– Cho các lần lượt các viên bi vào đầu đường ống, quan sát viên bi chạy trong đường ống và rơi vào bát.
Lưu ý: Đoạn đường zic-zắc mà trẻ tạo ra có thể khiến cho viên bi rơi ra ngoài hoặc mắc kẹt ở một chỗ nào đó, bạn hãy yêu cầu bé tạo lại đoạn đường đó hoặc có những gợi ý thích hợp để cho viên bi đi đến được đích (là chiếc bát đặt bên dưới). Việc thử đi thử lại trong công đoạn xây dựng đường ống sẽ làm tăng khả năng sáng tạo cũng như kích thích tư duy cho trẻ
Bạn nên
– Đơn giản hóa hoạt động này cho trẻ bằng cách thiết lập một đoạn đường ngắn trước để trẻ làm quen và hiểu được cách chơi. Hãy để trẻ tự do xây dựng tuyến đường cho viên bi theo ý tửng của mình, trẻ sẽ học hỏi được những kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành trò chơi.
– Mở rộng hoạt động này bằng cách thử nghiệm con bạn với góc độ khác nhau để đạt được tốc độ khác nhau.
– Thay thế các dụng cụ bằng một loạt các vật liệu tái chế khác nhau để thêm phần thú vị để tạo đoạn đường cho viên bi chạy. Hãy thử những thứ như cắt chai nhựa, lá, hộp nhựa, …
– Giám sát trẻ nhỏ, tránh cho trẻ nuốt phải những viên bi và gây ngạt thở. Hãy sử dụng những quả bóng nhỏ (bé không thể nuốt được) thay vì viên bi.
– Nói chuyện với con bạn về những gì trẻ đang làm và trải nghiệm để phát triển kỹ năng nhận thức của trẻ (tư duy) và phát triển ngôn ngữ.
– Hãy sử dụng câu hỏi như “Điều gì khiến con nghĩ viên bi/quả bóng sẽ chạy hết được đường ống đó và rơi vào bát?”, “viên bi/quả bóng bị mắc kẹt/rơi ra ngoài rồi, con sẽ làm gì để cho nó qua được đoạn này đây?” ”Tại sao viên bi/quả bóng lai dừng ở đây vậy con?” ”Con sẽ làm thế nào để viên bị rơi xuống bát nhanh/chậm hơn đây?”
– Đừng quên Khen trẻ khi trẻ hoàn thành trò chơi của mình
(Bài dịch từ blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét