Ném vòng – Ghép vần


Ném vòng – Ghép vần học về từ

Độ tuổi:Từ 3 tuổi trở lên
Mục tiêu: Học về từ
Dụng cụ:
  • Những chiếc cốc bằng giấy (càng nhiều, càng tốt)
  • Vòng nhựa to để ném, nếu không có vòng nhựa thì bạn dùng một chiếc đĩa bằng giấy (hoặc nhựa) rồi khoét rỗng lòng.Ném vòng – Ghép vần học về từ
Hướng dẫn:
  • Bạn viết lên đáy của chiếc cốc một chữ cái (mỗi chữ cái cho một cốc)
  • Xếp tất cả cốc đã viết chữ theo hàng dọc.
  • Cho bé đi dọc theo hàng cốc, đến chữ nào có thể ghép lại thành tên của bé thì bé sẽ ném vòng vào chiếc cốc đó.Ném vòng – Ghép vần học về từ
  • Sau đó, bạn hướng dẫn bé nhặt chiếc cốc đó ra để riêng.
  • Lặp đi, lặp lại cho tới khi bé lấy đủ được cốc để ghép thành tên của bé.Ném vòng – Ghép vần học về từ
Lưu ý:
  • Nếu bé ném trượt thì bạn khuyến khích bé ném lại.
  • Bạn có thể nghĩ ra những tên mới cho bé ghép, như tên của bạn, và những người thân trong gia đình

[Montessori tại nhà] Gấp khăn

 Độ tuổi: Từ 3 tuổi trở lên
Mục tiêu:
  • Phát triển sự chú ý, tập trung.
  • Kỹ năng vận động khéo léo.
  • Mắt và tay phối hợp tốt.
  • Độc lập, ngăn nắp.
Dụng cụ:
  • Thảm, 4 khăn vuông cỡ 30 x 30cm.
  • Khăn thứ 1 kẻ một đường trung điểm giữa hai cạnh.
  • Khắn thứ 2 kẻ một đường chéo.
  • Khăn thứ 3 kẻ 2 đường trung điểm.
  • Khăn thứ 4 kẻ hai đường chéo.
  • Rổ đựng.Phương pháp Montessori – GẤP KHĂN
Cách chơi:
  • Trải thảm, mang khay đồ dùng ra để lên thảm.
  • Lấy khăn thứ 1 ra trải lên thảm, vuốt phẳng, chỉ cho bé thấy đường trung điểm và gấp đôi khăn lại theo đường trung điểm này. Xong đặt lên góc trên thảm.
  • Lấy khăn thứ 2 ra trải lên thảm, vuốt phẳng, chỉ cho bé thấy đường chéo và gấp đôi khăn lại theo đường chéo này. Xong đặt lên góc trên thảm
  • Lấy khăn thứ 3 ra trải lên thảm, vuốt phẳng, chỉ cho bé thấy 2 đường trung điểm và gấp đôi khăn lại theo đường trung điểm một rồi gấp đôi lần nữa theo đường trung điểm hai (gấp 4) này. Xong đặt lên góc trên thảm
  • Lấy khăn thứ 4 ra trải lên thảm vuốt phẳng, chỉ cho bé thấy 2 đường chéo và gấp đôi khăn lại theo đường chéo một rồi gấp đôi lần nữa theo đường chéo hai (gấp 4) này. Xong đặt lên góc trên thảm
  • Hỏi trẻ có muốn làm không?
  • Cất đồ về chỗ cũPhương pháp Montessori – GẤP KHĂN
Lưu ýCó thể thực hiện gấp khăn mặt tiến tới gấp quần áo theo các bước tương tự.

[Montessori tại nhà] Trò chơi gắp bông

Độ tuổi2 tuổi trở lên
Mục tiêu:
  • Kỹ năng hoạt động tinh;
  • Tăng lực ngón tay
  • Phân biệt màu sắc;
Dụng cụ:
  • 01 chiếc kẹp dùng để gắp quả bong, ban đầu có thể dùng kẹp to như kẹp đá viên
  • Những quả bông hoặc len, hoặc bất cứ vật nhỏ, tròn, dễ gắp
  • Khay đựng
Cách chơi:
  • Bạn thả (bằng tay) những quả bông cùng màu vào khay, sau đó dùng kẹp gắp từng quả bông bỏ ra ngoài.
  • Khuyến khích trẻ tự làm.
Nâng cao:
  • Khi trẻ đã quen hơn, bạn cho trẻ gắp và thả đều dùng kẹp.
  • Tiếp theo có thể nâng cao hơn bằng cách cho trẻ dùng kẹp nhỏ dần..giáo dục sớm - phát triển giác quan

[DIY GAME] Trò chơi với vòng phấn vẽ

Bạn dùng hai viên phấn có hai màu khác nhau, màu xanh bạn vẽ những vòng sóng (tượng trưng cho sóng nước) còn màu kia thì bạn khoang thành những hình tròn.

Bạn nói với bé rằng ở dưới nước có những con quái vật, và bé phải nhảy (hoặc bước) từ vòng tròn nọ sang vòng tròn kia, bạn khuyến khích bé lặp đi lặp lại như vậy nhé.
Khi bé bắt đầu nhàm chán với kiểu chơi này rồi, bạn hãy viết ít nhất 6 chữ cái đầu tiên vào trong 6 vòng tròn và vừa vỗ tay vừa khuyến khích bé nhảy vào từng ô tương ứng với mỗi chữ cái bạn đọc to.



Ngoài việc viết chữ cái thì bạn cũng có thể viết số vào trong vòng tròn

Bạn cũng có thể vẽ một vòng tròn to cho bé đi lòng vòng xung quanh
Một cách chơi nữa, bạn vẽ nhiều vòng tròn với nhiều màu sắc khác nhau, bạn yêu cầu bé nhảy từ  vòng tròn này sang vòng tròn khác theo màu sắc của từng vòng tròn (ví dụ như màu xanh, màu hồng, vv…) như hình minh hoạ.



(Bài dịch từ  blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)

Học chữ số bằng cát

Tuổi: 2.5 trở lên
Mục đích:
  • Nhận biết các số
  • Học viết các số
  • Luyện sự tập trung, mắt, ngón tay
Vật liệu:
Một khay chứa:
  • (1) khay nhựa chứa cát màu
  • (1) thẻ chữ số 0 – 9

salt-tray-2
Trình bày:
1. Mời các trẻ em tham gia với bạn cho một bài thuyết trình vòng tròn.
2. Giáo viên nên ngồi xuống với các trẻ em với khay học.
3 Giải thích cho con rằng bạn có một cái gì đó đặc biệt mà bạn muốn chia sẻ với họ ngày hôm nay.
4. Sau đó giáo viên nên đặt khay học trực tiếp trước mặt cô.
5. Bày các học cụ ra trước mặt trẻ
6. Để  các thẻ số ra bên trái của khay
7. chỉ vào một thẻ sô và nói: “Đây là số 0. ”
8. Sau đó giáo viên giơ thẻ lên và nhắc lại “số 0”.”
9. Sau đó giáo viên nên vẽ số 0 trên khay cát với ngón tay trỏ của của mình và nói, “số 0”
10. giáo viên nên lặp lại quá trình này (bước 7-9) với thẻ còn lại (theo thứ tự).
11. Khi giáo viên kết thúc, cô dành một chút thời gian để dừng lại và chiêm ngưỡng công việc của mình.
12. Giáo viên nên nhẹ nhàng lắc khay để xóa các biểu tượng cô thực hiện trong cát.
13. Mời các con vẽ bản đồ trong khay cát.
tải xuống
 14. Đứa trẻ chiêm ngưỡng công việc của họ và sau đó nhẹ nhàng lắc khay.
 15. Để các đối tượng trở lại vào khay.
16. Để khay trở lại trên kệ.

[Montessori tại nhà] Di chuyển trứng vào bìa carton

Tuổi: 2.5 trở lên
Mục đích:
  • Học về thứ tự lần lượt
  • Học về khái niệm hàng
  • Luyện ngón tay, mắt và sự tập trung
  • Phát triển giác quan

Vật liệu:
Một khay chứa:
  • (1) hộp trứng
  • (1) giỏ trứng nhựa

cb78008a70297a56bd914d67ba2bc216
Trình bày:
1. Mời một đứa trẻ hoặc một nhóm trẻ em.
2. Đi qua đến nơi Khay trứng bằng bìa được giữ.
3 Lấy khay qua một bảng và đặt nó ở phía bên trái.
4. Lấy rổ trứng và đặt nó bên trái của đứa trẻ.
5. Hãy hộp trứng và đặt nó trực tiếp ở phía trước của con và bên cạnh các giỏ trứng.
6 Giáo viên cần đón một quả trứng nhựa với ngón tay cái của mình, ngón trỏ và ngón giữa.
7 Nhìn vào trứng và đặt nó vào hộp trứng (hàng đầu tiên, góc trái).
8 Nhặt trứng khác, nhìn vào nó, và đặt nó vào hộp trứng (hàng đầu tiên, và bên phải của quả trứng đầu tiên).
9 Tiếp tục cho đến khi tất cả các trứng đã được đặt trong trứng carton.
10 Chiêm ngưỡng công việc của bạn.
11. Trả lại từng quả trứng gà vào rổ, bắt đầu với trứng trong hàng đầu tiên, góc trái.
12 Tiếp tục bộ làm việc trái sang phải trên hàng đầu tiên và sau đó bắt đầu hàng thứ hai làm tương tự như các hàng đầu tiên.
13 Trả lại giỏ trứng vào khay.
14 Quay trả lại hộp trứng vào khay.
15 Quay trở lại khay để kệ.
16 Mời một đứa trẻ.
1666672ba8443560f871d64e90f4459a
Mở rộng
–        Thay trứng bìa bằng vật liệu khác như: quả pompom, quả bóng bàn…
images (2)
5-Montessori-Practical-Life-Activities-for-Toddlers-Moms-Have-Questions-Too-499x665
–        Có thể dùng dụng cụ để lấy trứng như: thìa xúc, cái kẹp gắp
spooning eggs
–        Viết chữ lên trứng để trẻ học chữ cái
LetterMatchingEggs2-150x150
–        Trong mỗi quả trứng nhựa đựng một số đồ vật khác để trẻ khám phá
images

(Bài dịch từ  blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)

[Montessori tại nhà] Rót hạt dùng phễu

Rót hạt dùng phễu

Độ tuổi: Từ 2 tuổi trở lên
Mục đích:
  • Phát triển tính ngăn nắp, sự tập trung, kỹ năng vận động khéo léo của cổ tay và các ngón tay, cơ tay
  • Luyện tập cách rót để chuẩn bị cho việc rót khô.
  • Rèn tính tập trung, kiên nhẫn
  • Học cách dùng phễu
  • Học cách rót hạt vào vật miệng nhỏ
Dụng cụ: Thảm, khay, hai bình rộng, phễu, hạt đỗ

Cách chơi:
Lần 1: Rót từ Phải sang Trái
– Mang khay đựng hai bình trên để lên thảm học. Bình đựng hạt để bên tay trái của bìnhrỗng. Phễu đặt ở giữa
– Giới thiệu cho trẻ hôm nay được học “rót hạt dùng phễu” và tên những đồ dùng trên.
– Quan sát vật liệu. Thu hút sự  chú ý của trẻ bằng cách chỉ cho bé thấy miệng chai hẹp và sự mở rộng của miệng phễu.
– Giải thích sử dụng phễu như thế nào
– Tay trái cầm phễu đặt trên miệng bình rỗng
New Pics 227
– Tay phải cầm bình đựng hạt và bắt đầu rót hạt từ bên này qua bên kia qua miệng phễu.
New Pics 228
– Quan sát hạt từ từ chảy vào trong bình
– Nếu trong lúc làm hạt bị tắc ở miệng phễu, chỉ cho bé cách thông hạt
wet pouring with funnel,
– Khi đã rót xong để bình lại chỗ cũ rồi nhặt các hạt rơi vãi ở ngoài vào bình vừa được rót. ( nếu có)
– Để mọi vật dụng trở lại vị trí trên khay
Lần 2: Rót từ Trái sang Phải
– Làm tương tự như trên nhưng theo thứ tự từ trái sang phải
– Sau đó cất đồ về chỗ cũ
Mở rộng:
  • Làm tương tự với việc rót nước bằng phễu
DSC_0002
  • Rót ra nhiều lọ nhỏ khác nhau
724a7809823bde119301708c701596b9

(Bài dịch từ  blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)

[DIY GAME] Học từ bằng cubic

Đây là một trò chơi rất thú vị mà chắc chắn bé và bố mẹ sẽ mê tít. Cùng khám phá nhé!
story cube game fore reading
.

LÀM CUBE CHỮ

  • 4-5 khối vuông dán giấy màu.
  • Sách truyện của bé
  • Từ quyển truyện của bé chọn ra các từ chính yếu của nội dung truyện, gồm: 6 danh từ  (tên người, danh từ nhân xưng…)  viết lên một khối vuông. Chọn 6 động từ viết lên một khối vuông, chọn 6 danh từ khác viết lên một khối vuông.
Mở sách ra, đọc cho bé nghe một lượt. Sau khi đọc xong, mở từng trang, nhặt một vài từ chính yếu trong nội dung trang đó và lật các khối vuông sao cho xếp thành câu hoàn chỉnh. Có thể cố tình để sai nội dung, để thử phản ứng của bé và giúp bé nhớ lâu nội dung hơn. Ví dụ như hình dưới:
story cube game fore reading

ĐÂY LÀ VÍ DỤ NHÓM TỪ CỦA TÁC GIẢ BÀI VIẾT:

Block 1 -
  • Sam
  • Dot
  • Mac
  • Jig
  • Mit
  • Peg
Blocks 2 & 3 -
  • is/was
  • on/in
  • the
  • has/had
  • a
  • with
Block 4 -
  • sat
  • ran
  • got
  • win
  • hid
  • tug
Block 5 -
  • mat
  • mud
  • bag
  • box
  • rag
  • hat
(Bài dịch từ  kidsactivitiesblog.com, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)

[DIY GAME] Vẽ hình bằng ngón tay


Độ tuổi: 2.5 tuổi trở lên
Mục đích:
  • Học màu sắc
  • Vận động tinh

Dụng cụ chuẩn bị
  • Sơn nhiều màu
  • Giấy trắng

Cách chơi
Đổ màu ra đĩa  (nếu sử dụng nhiều màu thì chia ra các đĩa khác nhau)
Vẽ gà
–         Dùng ngón tay cái nhúng vào màu rồi in trên giấy trắng tạo thành thân và đầu  gà ,sau đó sử dụng các ngón tay khác nhúng vào màu khác in xung quanh thân gà để tạo thành đuôi


Vẽ cây
–         Dùng cánh tay từ bàn tay tới hơn cổ tay một chút nhúng vào sơn màu nâu và in lên giữa trang giấy tạo thành thân cây
–         Dùng  các ngón tay khác nhúng vào màu sơn khác nhau(xanh,vàng…) rồi in lên các “cành cây” trên giấy tạo thành những lá cây và quả

(Bài dịch từ  blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)

[DIY GAME] Nhận diện cảm xúc khuôn mặt


Tuổi: 2 – 6 tuổi
Mục đích:
  • Dạy bé các bộ phận trên khuôn mặt.
  • Dạy bé màu sắc, hình dạng thông qua hình trang trí.
  •  Dạy bé về các tính từ chỉ cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, lo lắng…
  • Giúp bé sử dụng linh hoạt các ngón tay để sáng tạo những biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt.
Các bước chuẩn bị
Bước 1: Dụng cụ cần chuẩn bị:
  • Kéo, bút chì.
  • Giấy trắng cỡ A4/Giấy bìa cứng, giấy màu.
  •  Băng dính hai mặt hoặc keo dán


Bước 2: Các thao tác cần thiết
  • Vẽ / in hình tròn lớn (đường kính 15-20cm) trên giấy trắng/giấy bìa cứng tương ứng với khuôn mặt.
  • Vẽ / in các hình tròn, tam giác, bán nguyệt nhỏ trên giấy màu tương ứng với các vị trí mắt, mũi, miệng, tai….
  •  Cắt hình vừa tạo.
  • Dán những miếng dán Velcro lên hình tròn lớn và các hình còn lại như hình.
Bước 3: Cách làm
  • Hướng dẫn bé đặt đúng các vị trí bộ phận trên khuôn mặt.
  • Bé có thể thay đổi vị trí, chiều hướng của các mẫu giấy màu nhỏ để tạo ra nhiều khuôn mặt có biểu cảm khác nhau
Lưu ý: có thể áp dụng tương tự cho bé nhận diện bộ phận trên cơ thể

(Bài dịch từ blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch này)

[DIY GAME] Bản đồ truy tìm kho báu



Phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên
Mục đích:
Kỹ năng đọc bản đồ là một trong những kỹ năng sống cơ bản mà bạn cần phải định hướng cho trẻ. Dạy trẻ kỹ năng đọc bản đồ không chỉ thúc đẩy trẻ khả năng nhận thức về không gian, mà còn khuyến khích phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề về tư duy sáng tạo và lý luận. Thông qua trò chơi ” Bản đồ truy tìm kho báu“, bạn sẽ giúp trẻ có những khái niệm cơ bản để hình thành nên kỹ năng đọc bản đồ của mình. Bạn hãy tận dụng một không gian mà nó đã trở nên vô cùng thân quen đối với trẻ – đó chính là ngôi nhà của bạn, với phòng khách làm trọng tâm –  để lấy ý tưởng cho trò chơi.
Dụng cụ cần chuẩn bị
  • Một tờ giấy A4
  • Bút, những mảnh giấy bìa nhỏ (có thể sử dụng nhiều màu khác nhau)

Cách chơi
Bước 1
–        Đầu tiên, bạn hãy vẽ một khung hình chữ nhật bao quanh tờ giấy A4 (đây sẽ là không gian phòng khách của nhà bạn) như trong hình

–        Sử dụng bút để viết các đồ dùng, dụng cụ hay thiết bị trong phòng khách lên các mảnh giấy bìa nhỏ đó (ví dụ như tivi, kệ để tivi, bàn, ghế, giá sách,…). Bạn có thể sử dụng một tông màu nhất định nào đó để đại diện cho chúng (ví dụ như ghế, sofa cùng chung một tông màu, giá sách, bàn, kệ cùng một tông màu khác,… để tăng thêm sự sinh động.
–        Bạn hãy sử dụng một đồ vật để làm kho báu (có thể là đồ chơi yêu thích của trẻ) và giấu chúng ở những vị trí nào đó trên các thiết bị mà bạn đã sử dụng ở trên.
–        Giới thiệu cho trẻ về sự định hướng không gian phòng, và giải thích cho trẻ biết bản đồ là gì? (ở đây bản đồ là một sự đại diện vị trí của các thiết bị, đồ vật của phòng, nơi mà ta đang đứng.
–        Sau đó yêu cầu trẻ đặt những đểm mốc (là những giấy bìa nhỏ) vào những vị trí thích hợp của chúng ở trên bản đồ và dán chúng lên đó

Bước 2
Sau khi tấm bản đồ đã được hoàn tất, bạn hãy sử dụng bút đánh dấu các vị trí kho báu trên bản đồ (chấm xanh trong hình), tương ứng với vị trí mà bạn đã giấu ở bước trên.

Bước 3
Yêu cầu trẻ sử dụng tấm bản đồ này và truy tìm các kho báu xung quanh căn phòng.


 Bước 4
Bạn có thể đảo ngược vai trò của người chơi bằng cách bạn là người đi tìm kho báu và trẻ là người giấu các kho báu đó đi

(Bài dịch từ  blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)

[DIY GAME] VÒNG ĐUA KỲ THÚ


Độ tuổi: 3 tuổi trở lên
Mục đích: Đối với các bé trai, việc chơi với những chiếc ô tô là một niềm đam mê khó mà có thể cưỡng nổi. Bởi vậy cho nên, bạn đừng bỏ lỡ một trò chơi thú vị cùng với chiếc xe hơi mà bé thích dưới đây nhé. Trò chơi mang tên ” Vòng đua kỳ thú”
Dụng cụ cần chuẩn bị:
–         Một chiếc xe hơi nhỏ
–         Một bộ flashcard chữ cái (nếu trẻ đang học bảng chữ cái) hoặc một bộ flashcard từ đơn (nếu trẻ đang học cách đọc)
–         Một đường đua (bạn có thể tạo ra chúng bằng cách vẽ lên tờ giấy A4 như hình dưới đây)
Cách chơi
–         Đặt bộ flashcard vào giữa đường đua, cho xe hơi vào vị trí xuất phát
–         Bắt đầu với từng flashcard ở giữa đường đua, yêu cầu trẻ phát âm đúng chữ cái (nếu bạn sử dụng flashcard chữ cái) hoặc đọc đúng từ trên thẻ bải (nếu bạn sử dụng flashcard từ vựng).
–         Nếu đọc đúng, trẻ được phép cho chiếc xe hơi của mình di chuyển thêm một bước (một bước ứng với một vạch vàng trên đường đua).
–         Nếu sai, bạn hãy phát âm lại từ đó để hướng dẫn trẻ. Yêu cầu trẻ lặp đi lặp lại vài lần, sau đó trả thẻ bài đó vào lại bộ flashcard ở giữa vòng tròn để trẻ có cơ hội sửa sai (lưu ý là bạn nên tráo thẻ bài đó vào một vị trí khác


–         Trò chơi sẽ kết thúc khi chiếc xe hơi của trẻ về đến đích

(Bài dịch từ  blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)

[DIY GAME] Trò chơi với những chiếc bóng

Tuổi: 2.5 tuổi trở lên

Mục đích:
–         Khả năng phân biệt được sáng và tối
–         Nâng cao trí tưởng tượng
–         Thể hiện cảm xúc: ngạc nhiên, phán đoán và sự phấn khích
Dụng cụ: Một chiếc đèn bàn, bố hoặc mẹ hoặc bất cứ ai, và tất nhiên rồi, một phòng tối
Cách chơi:
–         Rất đơn giản, bạn có thể học được rất nhiều cách tạo hình con vật từ bóng của bàn tay mình (Cách đơn giản nhất có thể xem hướng dẫn trên youtube). Dưới đây mình cung cấp cho bạn một số hình ảnh để làm theo
–         Cho bé đoán đó là con vật nào từ chiếc bóng trên tường. Hãy dành lời khen cho bé nếu bé đoán đúng.

Dưới đây là một số hình ảnh hướng dẫn cách làm (Hoặc bạn có thể search với từ khóa: Shadow game)



(Bài dịch từ  blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)