Nền móng của phương pháp giáo dục sớm 0 tuổi



Chương trình GIÁO DỤC SỚM 0 TUỔI gồm 8 lĩnh vực phát triển toàn diện cho trẻ, được thiết kế dựa trên 56 Chỉ số phát triển quan trọng (Key Developmental Indicators) xác định các mục tiêu học tập cơ bản đối với trẻ nhỏ.
  

1. LĨNH VỰC NGÔN NGỮ: TIẾNG VIỆT - TIẾNG ANH
Chương trình GIÁO DỤC SỚM 0 TUỔI xem việc nhận biết mặt chữ và đọc hiểu là một phần trong quá trình bồi dưỡng "ngôn ngữ thị giác" (ngôn ngữ viết) song song với việc phát triển "ngôn ngữ thính giác" (ngôn ngữ nói), nghĩa là dạy trẻ nghe và nói. Trẻ học được các quy tắc trong giao tiếp, có khả năng diễn đạt rõ ràng các cảm xúc, ý tưởng, suy nghĩ của bản thân; đồng thời có nhiều cơ hội để phát biểu trước tập thể. Kỹ năng đọc của trẻ được phát triển song song qua hai hình thức: ghi nhớ kiểu chụp ảnh các từ và ghép vần chữ cái. Trẻ được tắm mình trong môi trường chữ viết phong phú với các trò chơi ngôn ngữ, các thẻ chữ cái, thẻ từ, thẻ hình và các loại sách truyện theo từng trình độ. Đồng thời, kỹ năng viết cũng được phát triển theo đúng khả năng điều khiển của não bộ. Việc bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết được thực hiện hàng ngày trong mọi hoạt động theo nguyên tắc "dạy trong linh hoạt, học trong trò chơi, người dạy có chủ ý mà người học thì vô thức" , giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên với sự thích thú và say mê.
Chương trình Tiếng Anh - ESL được thiết kế và tích hợp nhằm hỗ trợ việc học tiếng Anh với đầy đủ nội dung, chủ điểm. Giáo trình tích hợp, hoạt động phong phú nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách toàn diện. Trong khi khám phá các chủ đề và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) cùng đội ngũ Giáo viên quốc tế người bản xứ và Giáo viên Việt Nam, trẻ đồng thời được thực hành các kỹ năng diễn đạt bằng lời, khả năng tương tác, tư duy phản biện, diễn đạt sáng tạo, trực quan so sánh, kỹ năng, kỷ xảo. Tiếng Anh không chỉ được sử dụng trong giờ học ESL mà còn được vận dụng trong các hoạt động hằng ngày; qua các trò chơi, qua âm nhạc và đọc sách.
CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG (Key Developmental Indicators)
1. Hiểu: Trẻ hiểu ngôn ngữ.
2. Nói: Trẻ sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ, chia sẻ, yêu cầu.
3. Từ vựng: Trẻ hiểu và sử dụng đa dạng các từ vựng và cụm từ.
4. Nhận thức về ngữ âm: Trẻ nhận biết được các âm thanh riêng biệt của ngôn ngữ nói.
5. Kiến thức về chữ cái: Trẻ nhận biết và phát âm được chữ cái.
6. Đọc sách: Trẻ đọc để giải trí và biết thông tin.
7. Viết: Trẻ viết với nhiều mục đích khác nhau.
8. Học tiếng Anh: Trẻ có thể sử dụng từ vựng và giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh.
2. LĨNH VỰC TOÁN HỌC
Chương trình Toán học được phát triển song song giữa việc hiểu bản chất các số và các phép toán như: nhớ thẻ chấm hoặc học đếm số lượng với việc tính nhanh dựa trên các quy ước về số. Các khái niệm về chuỗi cũng được đưa vào để trẻ hiểu các quy luật của toán học và của tự nhiên. Trẻ cũng được làm quen với các hoạt động phân tích và xử lý số liệu từ cơ bản như biết ghép đôi các vật đến việc lập và đọc được các biểu đồ đơn giản. Chương trình hình học và không gian sẽ giúp trẻ tìm hiểu về đặc tính của các hình 2D, 3D và phát triển các khả năng định hướng trong không gian.
CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG (Key Developmental Indicators)
9. Chữ số & biểu tượng chữ số: Trẻ nhận diện và sử dụng chữ số và biểu tượng chữ số.
10. Đếm: Trẻ đếm được nhiều vật xung quanh.
11. Mối quan hệ một phần-toàn bộ: Trẻ kết hợp và phân loại số lượng các đối tượng.
12. Hình dạng: Trẻ nhận diện, gọi tên và mô tả các hình dạng.
13. Nhận thức không gian: Trẻ nhận biết mối quan hệ không gian giữa con người và các đối tượng, có khả năng định hướng trong không gian.
14. Đo lường: Trẻ đo lường, mô tả, so sánh và sắp xếp thứ tự các đối tượng.
15. Đơn vị tính: Trẻ hiểu và ứng dụng khái niệm đơn vị tính.
16. Khuôn mẫu: Trẻ nhận diện, mô tả, sao chép, hoàn thành và sáng tạo các khuôn mẫu.
17. Phân tích dữ liệu: Trẻ sử dụng thông tin về số lượng để đưa ra kết luận, quyết định và giải quyết vấn đề. 
3. LĨNH VỰC ÂM NHẠC & HỘI HOẠ
Chương trình âm nhạc giúp trẻ phát triển độ nhạy cảm đối với vẻ đẹp của âm nhạc từ rất sớm qua việc thường xuyên được tiếp xúc với các bản nhạc ở các thể loại khác nhau. Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ được giới thiệu về các đặc tính của âm nhạc một cách nhẹ nhàng và đầy hứng thú thông qua các trò chơi và những trải nghiệm thực tế với các nhạc cụ và các dụng cụ âm nhạc. Từ đó giúp trẻ hiểu và cảm thụ âm nhạc một cách tự nhiên và khoa học. Thông qua âm nhạc, trẻ cũng được khuyến khích diễn đạt các cảm xúc, ý nghĩ về bản thân và về thế giới xung quanh mình.
Trẻ sẽ được làm quen với các học cụ, chất liệu và kỹ thuật của hội họa. Với các trải nghiệm về hoạt động hội họa phong phú, trẻ sẽ phát triển các khả năng sáng tạo và diễn đạt cảm xúc, ý tưởng của mình. Chương trình hội họa sẽ giúp trẻ làm quen với các thành phần của hội họa như đường nét, mảng miếng, màu sắc, chất liệu, hình khối, bố cục cũng như các nguyên lý cơ bản của môn nghệ thuật này. Đồng thời, trẻ bắt đầu làm quen với việc đánh giá và cảm thụ nghệ thuật cũng như hiểu được vai trò của hội họa trong cuộc sống.
CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG (Key Developmental Indicators)
18. Nghệ thuật: Trẻ miêu tả và thể hiện lại những gì trẻ quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm nhận thông qua nghệ thuật hai chiều, nghệ thuật ba chiều.
19. Âm nhạc: Trẻ miêu tả và thể hiện lại những gì trẻ quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm nhận thông qua âm nhạc.
20. Vận động: Trẻ miêu tả và thể hiện lại những gì trẻ quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm nhận thông qua vận động.
21. Chơi giả vờ: Trẻ miêu tả và thể hiện lại những gì trẻ quan sát, suy nghĩ, tưởng tượng và cảm nhận thông qua các trò chơi giả vờ.
22. Thưởng thức mỹ thuật: Trẻ biết thưởng thức mỹ thuật sáng tạo. 
4. LĨNH VỰC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Chương trình thể chất và phát triển các giác quan giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản như điều khiển cơ thể, kỹ năng chuyển động, giữ thăng bằng và nhận thức về chuyển động trong không gian. Thông qua các trò chơi thể chất, trẻ cũng học được cách chuyển động an toàn và rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Các phần thể chất bao gồm: phát triển các vận động thô và vận động tinh; tập giữ thăng bằng trên các dụng cụ; thể dục nhịp điệu và Yoga.
CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG (Key Developmental Indicators)
23. Vận động thô: Trẻ thể hiện sức mạnh, tính linh hoạt, sự cân bằng, và tính dẻo dai khi vận động các cơ lớn.
24. Vận động tinh: Trẻ thể hiện sự khéo léo và phối hợp tay-mắt khi sử dụng cơ bắp nhỏ.
25. Nhận thức về cơ thể: Trẻ nhận biết về cơ thể và làm thế nào để định hướng cơ thể trong không gian.
26. Chăm sóc bản thân: Trẻ tự thực hiện việc chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày.
27. Hành vi lành mạnh: Trẻ tham gia các hoạt động lành mạnh. 
5. LĨNH VỰC XÃ HỘI, CỘNG ĐỒNG & CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chương trình xã hội, cộng đồng cung cấp cho trẻ những quan niệm, kiến thức về văn hóa, lễ hội, lịch sử, địa lý... phù hợp với khả năng của trẻ. Ở giai đoạn đầu, trẻ được giới thiệu và ghi nhớ các kiến thức xã hội theo kiểu "đàn gảy tai trâu" và đến giai đoạn sau, trẻ được khuyến khích tiến hành các dự án nghiên cứu nhỏ dưới sự hỗ trợ của người lớn.
Chương trình Công nghệ thông tin (ICT) giúp trẻ làm quen với bàn phím, tập sử dụng máy tính, tập gõ bằng tay, chơi trò chơi, học đếm, học vẽ, học tiếng Anh trên máy tính. Phần mềm Ngôi nhà Toán học của Millie với bảy hoạt động dưới dạng trò chơi sẽ giúp trẻ học về các con số, cách đếm, phép cộng trừ, mô hình, giải câu đố, kích thước, các dạng hình học. Với Ngôi nhà Khoa học Sammy, trẻ được thực tập khả năng phân loại, sắp xếp thứ tự, quan sát, dự đoán và xây dựng qua năm trò chơi hấp dẫn. Ngôi nhà Không gian và Thời gian của Trudy giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận biết thời gian và địa lý, qua đó xây dựng một nền tảng vững chắc cho các môn khoa học xã hội sau này. Phần mềm Thế giới sôi động Thinkin'Things 1, 2 và 3 được thiết kế để cung cấp cho các em học sinh nhỏ tuổi các kỹ năng tư duy đa dạng: ghi nhớ, suy nghĩ phản biện, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG (Key Developmental Indicators)
28. Sự đa dạng: Trẻ nhận thức được mọi người có đặc điểm, sở thích và khả năng khác nhau.
29. Vai trò của cộng đồng: Trẻ nhận ra rằng mọi người có vai trò và chức năng khác nhau trong cộng đồng.
30. Ra quyết định: Trẻ tham gia vào việc ra quyết định trong các hoạt động tại lớp học.
31. Địa lý: Trẻ nhận ra và giải thích các tính năng và một số địa điểm trong môi trường.
32. Lịch sử: Trẻ hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai.
33. Sinh thái học: Trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ môi trường. 
6. LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Chương trình khoa học kỹ thuật giúp trẻ làm quen với những thí nghiệm, quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin bằng cách sử dụng các giác quan của mình. Trẻ sẽ biết sử dụng các thông tin đó để nhận diện một số quy luật đơn giản, phỏng đoán và thảo luận các ý tưởng của mình. Trẻ sẽ có những nhận thức tốt và phát triển ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng các sinh vật khác và bảo vệ môi trường.
CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG (Key Developmental Indicators)
34. Quan sát: Trẻ quan sát các tài nguyên và quy trình trong môi trường xung quanh trẻ.
35. Phân loại: Trẻ phân loại tài nguyên, hành động, con người và sự kiện.
36. Thí nghiệm: Trẻ làm thí nghiệm để thử nghiệm các ý tưởng của mình.
37. Dự đoán: Trẻ dự đoán những gì mong đợi sẽ xảy ra.
38. Rút ra kết luận: Trẻ đưa ra kết luận dựa trên kinh nghiệm và quan sát của mình.
39. Diễn đạt ý tưởng: Trẻ diễn đạt ý tưởng của mình về đặc điểm của sự vật và cách thức chúng hoạt động.
40. Thế giới tự nhiên và vũ trụ vật chất: Trẻ thu thập kiến thức về thế giới tự nhiên và vũ trụ vật chất.
41. Các công cụ và công nghệ: Trẻ khám phá và sử dụng các công cụ và công nghệ. 
7. LĨNH VỰC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH & KỸ NĂNG SỐNG
Chương trình giáo dục nhân cách và kỹ năng sống được tích hợp trong từng hoạt động hàng ngày và được thể hiện rất rõ trong từng lĩnh vực nêu trên. Trẻ được phát triển những nhận thức về bản thân, những kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, dinh dưỡng và sự an toàn. Trẻ được hình thành các thái độ tích cực, các giá trị và phẩm chất đạo đức tốt cho bản thân mình, đồng thời phát triển các khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự học, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng suy nghĩ, kỹ năng tự quản lý bản thân, kỹ năng tương tác với mọi người (lãnh đạo, hợp tác, phát biểu trước đám đông…) được hình thành và phát triển qua các sinh hoạt, học tập và vui chơi mỗi ngày ở trường.
CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG (Key Developmental Indicators)
42. Nhận thức bản thân: Trẻ có thái độ tích cực về nhận thức bản thân.
43. Ý thức về năng lực bản thân: Trẻ cảm nhận mình có năng lực.
44. Cảm xúc: Trẻ nhận ra, gọi tên và điều tiết cảm xúc của mình.
45. Sự đồng cảm: Trẻ chia sẻ sự đồng cảm với người khác.
46. Cộng đồng: Trẻ tham gia vào cộng đồng lớp học.
47. Xây dựng quan hệ: Trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với bạn và với người lớn.
48. Chơi hoà đồng, cộng tác với bạn: Trẻ tham gia vui chơi hoà đồng và hợp tác trong tập thể.
49. Phát triển đạo đức: Trẻ được phát triển tốt về nhận thức đúng, sai.
50. Giải quyết xung đột: Trẻ giải quyết xung đột trong tập thể. 
8. KỸ NĂNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Trong những năm đầu đời, trẻ cần được hướng dẫn, rèn luyện những kỹ năng học tập làm nền tảng cho việc học sau này. Chương trình GIÁO DỤC SỚM 0 TUỔI giúp trẻ hình thành nên những thói quen học tập và phương pháp tiếp cận, làm thế nào để trẻ có được kiến thức và nắm vững kỹ năng, định hướng kinh nghiệm học tập trong các lĩnh vực nội dung khác. Chương trình cung cấp kinh nghiệm cho trẻ nhằm giúp từng trẻ thích ứng với phong cách học tập phù hợp và giúp đỡ trẻ phát triển khả năng để thực hiện các nhiệm vụ học tập và giải quyết vấn đề với sự tự tin, linh hoạt, và kiên trì.
CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG (Key Developmental Indicators)
51. Chủ động: Trẻ thể hiện sáng kiến ​​khi khám phá thế giới xung quanh.
52. Kế hoạch: Trẻ tham gia lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch theo ý định của trẻ.
53. Tham gia: Trẻ tập trung vào các hoạt động mà trẻ quan tâm.
54. Giải quyết vấn đề: Trẻ giải quyết các vấn đề gặp phải khi chơi.
55. Sử dụng các nguồn lực: Trẻ thu thập thông tin và xây dựng ý tưởng về môi trường.
56. Phản ánh: Những kinh nghiệm của trẻ phản ánh đúng bản thân trẻ.

Ứng Dụng Đánh Giá Trí Thông Minh Đa Dạng Trong Việc Giáo Dục Trẻ Nhỏ


Trí thông minh được dùng để giải quyết nhiều vấn đề, cũng có thể mang lại cho mọi người niềm vui vào bất kỳ thời khắc nào, nhưng phẩm chất của trí thông minh ở trẻ nhỏ chưa được định hình ngay từ nhỏ. Mặc dù cánh cửa phát triển trí thông minh đa dạng không phải đóng lại, nhưng tất cả trí thông minh đều từ giai đoạn đầu của đời người mà phát triển nên. Ở thời ấu thơ là thời kỳ phát triển trí thông minh, có thể phát triển trẻ mang trí thông minh bác học sau này, hoặc cũng có thể phát triển trí thông minh ấy để sống một cách vui vẻ.
Bởi vì trẻ có 8 loại trí thông minh khác nhau, nên bố mẹ cần căn cứ vào mỗi kiểu thông minh để cho trẻ những trải nghiệm, hoàn cảnh và cơ hội. Chúng ta biết rằng trẻ có sẵn năng lực nhất định ở mọi phương diện, bố mẹ có chắc đảm bảo trẻ có cơ hội tìm tòi mỗi loại trí thông minh (không chỉ giới hạn ở những cơ hội mà cha mẹ có thể dễ dàng tạo ra cho trẻ) đây là điểm hết sức quan trọng.

Dựa vào khái niệm của các trí thông minh và những hoạt động rèn luyện tương quan ở bảng dưới đây để tham khảo:


Bởi vì phụ huynh là đối tượng bắt chước của trẻ em, do đó chúng ta cần chú ý mỗi việc chúng ta làm, cần phải phát triển sự tín nhiệm của trẻ với bố mẹ. Xem tất cả những trí năng mà phụ huynh vận dụng, đứa trẻ sẽ hiểu được rằng mỗi một trí năng có giá trị của nó và mỗi trí năng đều có thể học được. Trong khi phát triển trí năng của trẻ, cần có sự tham gia của phụ huynh, có tác dụng tương trợ trẻ. Những bài học có được nhờ sự huấn luyện của chuyên gia giảng dạy và phương pháp rèn luyện trí năng nên đương nhiên rất là có ích, nhưng không có cách nào tốt bằng bố mẹ cùng học tập với trẻ.
Kiến nghị: Phụ huynh nhất thiết phải thực hiện những điều sau:

•    Mỗi 1 phụ huynh đều phải xây dựng nhận thức “Mối đứa trẻ đều có thể rất thông minh”
•    Phụ huynh cũng cần phải hiểu bản chất thực sự của trí năng trong bản thân mỗi chúng ta, xem xem những việc nào bản thân thấy thành thạo nhất, việc nào bản thân muốn trốn tránh?
Một khi bạn đã hiểu được những trí năng mà bạn có, bạn có thể trợ giúp trong việc xác nhận đứa trẻ của bạn đã chịu những ảnh hưởng nào. Không chừng những điều bạn gây ảnh hưởng đến đứa trẻ, không phải là những mặt bạn thành thạo nhất, nhưng đối với đứa trẻ mà nói, thì những mặt đó lại rất mạnh mẽ. Để đạt được mục đích này, có lẽ bạn phải mời những người bạn có chuyên môn đặc biệt của bạn hoặc những người thân thích tiếp xúc nhiều hơn 1 chút với con bạn. Hành động này sẽ giúp bồi dưỡng những cơ hội và kinh nghiệm mà trẻ cần.

Nguồn: Tài liệu giáo dục sớm của Viện VICER
Đánh giá trí thông minh đa dạng qua trắc nghiệm gen vân tay của Đạo Mông

Cùng bé sáng tạo với 10 mẫu vẽ động vật theo hình bàn tay cực thú vị


Áp tay mình lên giấy và vẽ theo hình bàn tay là một trò chơi quen thuộc của các bé. 10 mẫu vẽ thú vị sau sẽ giúp bé phát huy trí tưởng tượng và nâng cao khả năng tô màu cũng như vẽ chi tiết đặc trưng của hình ảnh.

Cách dễ dàng nhất để vẽ theo hình bàn tay là bé xòe đều ngón tay và áp phẳng lên giấy, rồi cầm bút vẽ theo đường viền ngoài tay của mình, khi nhấc tay ra khỏi hình vẽ, trên giấy sẽ còn lại hình bàn tay của bé. Chỉ cần thêm thắt chút chi tiết đặc trưng của hình ảnh định vẽ và tô màu phù hợp là bé sẽ có những hình ảnh hết sức sinh động mang dấu ấn bàn tay của riêng mình:
✿ Con công:
Úp bàn tay vào giấy, ngón tay xòe đều. Hình vẽ bàn tay hiện ra rất quen thuộc ở tư thế đứng. Bé vẽ thêm chai chân chim thẳng phía dưới bàn tay, ngón chân xòe ra chạc ba. Đặc trưng của công là cái mào uốn cong và bộ lông sặc sỡ. Bé hãy chọn tô màu yêu thích nhưng mách bé rằng các tông màu xanh, màu tím và vàng rất hợp với màu lông công đấy!


✿ Con cá:
Úp bàn tay theo chiều ngang, các ngón tay chụm nhẹ, ngón cái xòe ra rộng hơn một chút. Bé vẽ thêm một cung tròn ở phần dưới lòng bàn tay để phân biệt phần đầu cá, các ngón tay hơi khép sẽ làm vây và đuôi cá uốn lượn. Hai bàn tay úp vào giấy sẽ giúp bé vẽ hai con cá ở hai chiều ngược nhau. Vẽ miệng cá cười, mắt cá có lông mi mở to. Sự thật thì mắt cá không có lông mi đâu nhỉ, nhưng nếu vẽ thế sẽ tạo cảm giác mắt cá mở to, và đúng là mắt cá lúc nào cũng mở, kể cả khi ngủ. Bé tô màu theo vằn ngang hay dọc đều đẹp, những chú cá sẽ có sắc màu đẹp như cá Nemo vậy!


✿ Con bướm:
Cũng sử dụng hai bàn tay nhưng khi xếp hình thì bé đặt cho ngón cái chồng lên nhau, hai đầu búp ngón tay hướng lên trên tạo cánh bướm bay lên. Nếu có bạn vẽ cùng bé sẽ đặt hai tay cùng lúc, nếu một mình thì bé có thể úp từng tay một để đồ hình. Con bướm đã có đôi cánh, cần vẽ thêm phần thân là một hình bầu dục dài với các đốt thân, phần đầu vẽ mắt và miệng cười và có cả đôi râu uốn cong nữa. Tô màu cho cánh bướm rất thú vị vì có nhiều cách trang trí, nhưng bé nên nhớ là phải tô màu đối xứng nhau giữa hai bên cánh bướm đấy!


✿ Con chó:
Đây là một hình ảnh hết sức thú vị mà hầu như kỷ niệm tuổi thơ của ai cũng có. Đặt ngang bàn tay với ngón trỏ và ngón út xòe rộng, các ngón khác khép lại. Nếu bạn để tay trước bóng đèn hắt sáng thì bóng của nó sẽ là hình một chú chó đang há miệng. Còn nếu bé dùng bút vẽ theo tay thì có thể làm cho hình chú chó sinh động hơn bằng cách vẽ thêm lưỡi chó đang thè ra và thêm một vòng xích ở cổ chó (chính là phần cổ tay). Cuối cùng chỉ việc vẽ thêm mắt và mũi đen cho sinh động nữa là xong!


Thường các bé quen với việc xòe bàn tay ra úp vào giấy để vẽ theo, nhưng thật ra ta có thể để bàn tay ở nhiều tư thế khác nhau, chẳng hạn như nắm bàn tay lại. Hình bàn tay nắm lại sẽ khó hình dung hơn, vì thế các bé hãy làm theo các hình gợi ý sau và có thể những hình này sẽ giúp bé sáng tạo thêm nhiều hình mẫu khác:

✿ Con mèo:
Bàn tay nắm lại, ngón cái thu gọn vào lòng bàn tay, ngón trỏ và ngón út nhô lên khỏi nắm tay một chút xíu sẽ tạo thành hình hai tai mèo. Vẽ thêm lòng tai là hai chữ V úp ngược. Mèo thì có bộ râu là đặc trưng, vì thế đừng quên vẽ râu cho mèo và hai bên râu cũng phải đối xứng nhau đều đặn mới đẹp!



✿Con thỏ:
Vẫn cùng một cách nắm tay như trên nhưng ngón trỏ và ngón giữa nhô thẳng lên, đích thị là hai tai dài của thỏ rồi! Vẽ thỏ thì không thể thiếu hai cái răng cửa to và dài, còn râu thỏ vẽ ngắn hơn râu mèo. Mắt thỏ tròn và lòng tai cũng được vẽ dài theo dáng tai.


✿ Con ốc sên:
Nếu nắm tay nắm chặt chỉ để ngón cái xòe rộng ra thì tạo thành hình gì được nhỉ? Sẽ hơi khó một chút vì tự hình bàn tay chưa rõ hình con vật cần vẽ đâu, bé vẽ thêm xoáy tròn cho phần nắm tay, sẽ tạo thành vỏ ốc sên với xoáy tròn đặc trưng. Ốc sên có hai mắt ngóc lên khỏi đầu và phần thân đuôi đầy đốt co giãn theo vết trườn của nó!

Giờ chúng ta chuyển sang một tư thế khác của bàn tay nhé, không xòe rộng cũng không nắm chặt, mà chỉ khép các ngón tay lại, đặt nghiêng tay trên mặt giấy, riêng ngón cái đặt khéo một chút là sẽ tạo ra những hình con vật khác nhau:

✿ Con ngựa:
Bàn tay đặt chếch, khép ngón cái vào lòng bàn tay, đầu ngón tay cụp xuống. Đôi tai nhọn nhỏ xinh, cái bờm dài và một vòng dây cương, đích thị là con ngựa rồi! Bé vẽ thêm mắt và mũi tròn, còn miệng thì kéo dài một chút sẽ hợp với khuôn mặt dài của ngựa.



✿ Con khủng long:
Các bé trai hẳn rất thích vẽ con khủng long. Ngón cái khẽ xòe ra ngoài để tạo khe hở cho bé vẽ răng nhọn trong miệng khủng long. Thêm một hàng gai nhọn tô đỏ trên thân hình màu xanh và mắt tròn to là chú khủng long đã được tạo hình rồi! Các đường nét bàn tay đặt gấp khúc rõ nét cho giống với vẻ cứng rắn của khủng long nhé.


✿ Con hươu cao cổ:
Úp bàn tay xuống một chút so với tư thế để tay vẽ khủng long, như thế các đường nét sẽ mềm mại hơn, ngón cái mở rộng hơn để tạo miệng cười thân thiện của hươu cao cổ. Bé nhớ tô các đốm nâu trên nền vàng, như thế không thể nào lẫn vẻ đặc trưng của hươu cao cổ được, chứ tô đốm đen trên nền trắng thì lẫn sang hình ảnh bò sữa mất! Cạnh đôi tai là đôi sừng hươu tí hon, cổ hươu dài theo ống tay bé, trông thật dễ thương phải không?

Hẳn là sau khi tập vẽ theo 10 mẫu động vật dễ thương trên, bé sẽ tự sáng tạo được rất nhiều mẫu vẽ theo hình bàn tay. Bố mẹ hãy giúp bé nhận biết nét đặc trưng của hình ảnh để bé vẽ cho đẹp nhé! Ngoài vẽ đúng còn phải tô màu đúng nữa, như thế dù là hình bàn tay nhưng thoáng nhìn đã nhận ra ngay hình ảnh bé tưởng tượng đến. Chúc các bé và bố mẹ có một buổi vui chơi bổ ích với những mẫu vẽ thân thương này!

Quote Format Post



Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate velit esse cillum dolore eu fugiat nulla pariatur. Excepteur sint occaecat cupidatat non proident, sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum.

Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem accusantium doloremque laudantium, totam rem aperiam, eaque ipsa quae ab illo inventore veritatis et quasi architecto beatae vitae dicta sunt explicabo. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eos qui ratione voluptatem sequi nesciunt.

[pullquote align="right"]“Dolores eos qui ratione voluptatem sequi nesciunt. Lorem ipsum dolor.”[/pullquote]Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur, adipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore et dolore magnam aliquam quaerat voluptatem. Ut enim ad minima veniam, quis nostrum exercitationem ullam corporis suscipit laboriosam, nisi ut aliquid ex ea commodi consequatur? Quis autem vel eum iure reprehenderit qui in ea voluptate velit esse quam nihil molestiae consequatur, vel illum qui dolorem eum fugiat quo voluptas nulla pariatur?

At vero eos et accusamus et iusto odio dignissimos ducimus qui blanditiis praesentium voluptatum deleniti atque corrupti quos dolores et quas molestias excepturi sint occaecati cupiditate non provident, similique sunt in culpa qui officia deserunt mollitia animi, id est laborum et dolorum fuga. Et harum quidem rerum facilis est et expedita distinctio.

It’s like a language. You learn the alphabet, which are the scales. You learn sentences, which are the chords. And then you talk extemporaneously with the horn. It’s a wonderful thing to speak extemporaneously, which is something I’ve never gotten the hang of. But musically I love to talk just off the top of my head. And that’s what jazz music is all about.

Stan Getz

Nam libero tempore, cum soluta nobis est eligendi optio cumque nihil impedit quo minus id quod maxime placeat facere possimus, omnis voluptas assumenda est, omnis dolor repellendus. Temporibus autem quibusdam et aut officiis debitis aut rerum necessitatibus saepe eveniet ut et voluptates repudiandae sint et molestiae non recusandae. Itaque earum rerum hic tenetur a sapiente delectus, ut aut reiciendis voluptatibus maiores alias consequatur aut perferendis doloribus asperiores repellat.

Eaque ipsa quae ab illo inventore veritatis et quasi architecto beatae vitae dicta sunt explicabo. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eos qui ratione voluptatem sequi nesciunt.

Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur, adipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore et dolore magnam aliquam quaerat voluptatem. Ut enim ad minima veniam, quis nostrum exercitationem ullam corporis suscipit laboriosam, nisi ut aliquid ex ea commodi consequatur? Quis autem vel eum iure reprehenderit qui in ea voluptate velit esse quam nihil molestiae consequatur, vel illum qui dolorem eum fugiat quo voluptas nulla pariatur?

Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni.

More

Like Us

Whats Hot