THÔNG BÁO


Chơi và học cùng bé xin trân trọng thông báo về việc thay đổi địa chỉ fanpage như sau:
– Tên fanpage cũ: Chơi và học cùng bé
– Tên fanpage cũ: Yume Kids - Thời trang trẻ em
Với tên mới này, chúng tôi muốn đem lại cho các bạn một hình ảnh tươi mới với sự trải nghiệm chuyên nghiệp hơn. 
Kính báo
Việc chọn sách cho con đã rất quan trọng.


Hôm nay mình xin chia sẻ về việc đọc sách cùng con. Trong chúng ta chắc chắn ai cũng mong con mình thích đọc sách. Tuy nhiên, làm sao để cho con chúng ta thích đọc sách trong cơn bão công nghệ hiện nay là một điều không hề dễ dàng. Việc yêu thích đọc sách chắc chắn phải gieo từ lúc con còn bé. Và nó là cả một chặng đường dài, chứ không phải là một thời kỳ nào đó. Bởi việc đọc sẽ theo con cả đời. Đọc đồng nghĩa với học




Có nhiều cách khác nhau cho con tiếp cận sách, mỗi người sẽ có một cách riêng để cùng đọc với con. Có lẽ mẹ nghiền ngẫm rất nhiều phương pháp giáo dục sớm khác nhau, tự làm cho con rất nhiều giáo cụ khác nhau. Nhưng điều mẹ tự hào nhất không phải con biết đọc, biết làm toán hay những kỹ năng khác. Mà điều mẹ tự hào nhất đó là con mẹ thích sách hơn mọi thứ khác. Chỉ cần mẹ đọc sách cho nghe, thì con bỏ tất cả mọi thứ lại. Kể cả những thứ hấp dẫn như cái máy điện thoại hay máy tính.  Mẹ không còn mong điều gì hơn điều này

Vậy để làm sao con của mẹ lại có thể đam mê sách như vậy. 

 Thai giáo là cũng không thể thiếu việc đọc sách cho con nghe. Mình nghĩ việc đọc sách lúc thai giáo không đơn thuần là đọc to để cho con có thể nghe được. Mà đọc bằng tâm hồn mình, lựa chọn những cuốn sách thiếu nhi trong trẻo để đọc cho tâm hồn mình được thảnh thơi, được “bình an”. Mình nghĩ đó là cách truyền cảm xúc sang con tốt nhất từ việc đọc sách. Mình là một người yêu sách, nên con sinh ra thì đã có rất nhiều sách xung quanh. Mình vẫn luôn nghĩ rằng với bọn trẻ càng nhỏ, thì cái gì càng khô khan, càng phải cho tiếp xúc trước tiên. Cái việc tiếp xúc ban đầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều tới con. Lúc con còn bé con đã thích sách nhiều chữ thì sau khi lớn chắc chắn con cũng có cảm tình với nó. Cho nên thay vì lựa chọn toàn sách nhiều hình ảnh sặc sỡ cho con xem thì mình lựa sách cân bằng giữa truyện chữ và sách hình. Mới đầu thì mình toàn đọc sách chữ cho con nghe. Đọc cho con, nhưng mẹ cũng đọc cho mẹ. Đọc để thấy được bao nhiêu cái hay trong từng cuốn sách. Thậm chí mình còn làm rất nhiều sách thơ để đọc cho con toàn chữ, chứ không có hình. Cho nên con rất hứng thú với chữ, và rất thích sách có nhiều chữ mà không nhất thiết phải có hình sặc sỡ.

Tâm trạng khi đọc sách với con cũng rất quan trọng, Mẹ đọc một cuốn sách cho con nghe, không nên đọc vì nghĩa vụ mẹ phải đọc cho con nghe. Mã hãy nghĩ rằng mình đọc cuốn sách đó là cho mình, để mình cảm nhận được cái hay của cuốn sách. Cảm xúc thích thú khi mẹ đọc một cuốn sách nào đó sẽ được truyền sang con thông qua cách mẹ đọc một cuốn sách cùng con.

 Từ khi sinh ra cho đến khi 2 tuổi, mình đọc sách cho con đa phần là truyện chữ. Bởi vì giai đoạn này con có nhu cầu nghe là chủ yếu, cho nên sách có hình thì thi thoảng mẹ đọc cho con nghe, còn phần nhiều thời gian là con tự xem. Xem hình là chính. Mẹ vẫn duy trì đọc truyện chữ cho con hàng ngày. Con cực kỳ tập trung nghe mẹ đọc sách. Có lúc mẹ say sưa đọc sách cả tiếng rồi quay sang con thì con ngủ mất rồi

Con trên 2 tuổi, hiếu động hơn, nhu cầu hoạt động nhiều hơn, dù không nằm yên để nghe mẹ đọc sách nữa, có thể vừa nghe mẹ đọc sách vừa chạy hay vừa chơi cái gì đó. Nhưng nếu mẹ dừng đọc, con lại nhắc ngay. Mẹ đọc tiếp đi. Mẹ vẫn đọc mà không yêu cầu con phải nằm im để lắng nghe nữa, bởi vì dù con hoạt động thì con vẫn đang nghe mẹ đọc theo cách này hay cách khác. Và nếu con có không nghe đi nữa, nhưng cảm xúc của mẹ khi đọc một cuốn sách hay làm mẹ bật cười chẳng hạn thì con lại giật mình và ngồi lắng nghe mẹ đọc tiếp, để nghe xem mẹ cười vì cái gì. Mẹ không cần phải yêu cầu con cần phải nằm im, ngồi im thì mẹ mới đọc cho nghe. Mẹ đọc sách cho con không phải vì mẹ nghĩ đọc sách cho con nghe là tốt cho con. Mà hơn hết, mẹ đọc để mẹ cũng thấy rằng cuốn sách đó vô cùng đáng yêu. Cảm xúc tốt sẽ lại truyền sang con.



Trên 3 tuổi, lúc này con sẽ thích những quyển sách có hình hơn. Và việc đọc cũng không thể im theo một chiều mẹ đọc con nghe nữa. Mà việc đọc sách sẽ chuyển sang cả việc đối thoại. Con bắt đầu thắc mắc tại sao có cái này, tại sao có cái kia… Bây giờ, mỗi lần đọc có khi chỉ đọc được một cuốn sách ngắn. Bởi vì con hỏi nhiều và mẹ dừng lại trả lời con nhiều hơn. Nhà mình không có ti vi, đó có lẽ là điều ngược đời trong cái xã hội hiện nay. Quanh nhà mình chỉ có sách. Thời gian rỗi nếu không có việc gì để làm, thì việc cần phải làm đó là đọc sách. Mẹ luôn cố gắng đọc sách mọi nơi có thể, Có lẽ điều này cũng ảnh hưởng nhiều tới con. Mẹ đọc sách của mẹ, con xem sách của con.

Mỗi lần đọc sách cùng con, những cuốn sách thiếu nhi đã giúp mẹ hiểu được con nhiều hơn, con cũng giống rất nhiều nhân vật trong các cuốn sách mà mẹ đã đọc. Và mẹ cũng biết cảm thông hơn cho những lần “quậy” của con.

 Việc đọc sách luôn được duy trì đều đặn, có thể bỏ một vài ngày vì lý do gì đó, nhưng đa phần thì trước khi đi ngủ, màn đọc sách là không thể thiếu. Việc gì cũng có thể gác lại, nhưng việc đọc sách thì luôn được duy trì. Và cuối cùng là gì, nếu bạn muốn con mình thích đọc sách. Trước tiên, hãy thay đổi chính bản thân mình, để mình cũng là một người yêu sách thật sự

Nguồn: Montessori - Nuôi con hạnh phúc

Ném vòng – Ghép vần học về từ

Độ tuổi:Từ 3 tuổi trở lên
Mục tiêu: Học về từ
Dụng cụ:
  • Những chiếc cốc bằng giấy (càng nhiều, càng tốt)
  • Vòng nhựa to để ném, nếu không có vòng nhựa thì bạn dùng một chiếc đĩa bằng giấy (hoặc nhựa) rồi khoét rỗng lòng.Ném vòng – Ghép vần học về từ
Hướng dẫn:
  • Bạn viết lên đáy của chiếc cốc một chữ cái (mỗi chữ cái cho một cốc)
  • Xếp tất cả cốc đã viết chữ theo hàng dọc.
  • Cho bé đi dọc theo hàng cốc, đến chữ nào có thể ghép lại thành tên của bé thì bé sẽ ném vòng vào chiếc cốc đó.Ném vòng – Ghép vần học về từ
  • Sau đó, bạn hướng dẫn bé nhặt chiếc cốc đó ra để riêng.
  • Lặp đi, lặp lại cho tới khi bé lấy đủ được cốc để ghép thành tên của bé.Ném vòng – Ghép vần học về từ
Lưu ý:
  • Nếu bé ném trượt thì bạn khuyến khích bé ném lại.
  • Bạn có thể nghĩ ra những tên mới cho bé ghép, như tên của bạn, và những người thân trong gia đình
 Độ tuổi: Từ 3 tuổi trở lên
Mục tiêu:
  • Phát triển sự chú ý, tập trung.
  • Kỹ năng vận động khéo léo.
  • Mắt và tay phối hợp tốt.
  • Độc lập, ngăn nắp.
Dụng cụ:
  • Thảm, 4 khăn vuông cỡ 30 x 30cm.
  • Khăn thứ 1 kẻ một đường trung điểm giữa hai cạnh.
  • Khắn thứ 2 kẻ một đường chéo.
  • Khăn thứ 3 kẻ 2 đường trung điểm.
  • Khăn thứ 4 kẻ hai đường chéo.
  • Rổ đựng.Phương pháp Montessori – GẤP KHĂN
Cách chơi:
  • Trải thảm, mang khay đồ dùng ra để lên thảm.
  • Lấy khăn thứ 1 ra trải lên thảm, vuốt phẳng, chỉ cho bé thấy đường trung điểm và gấp đôi khăn lại theo đường trung điểm này. Xong đặt lên góc trên thảm.
  • Lấy khăn thứ 2 ra trải lên thảm, vuốt phẳng, chỉ cho bé thấy đường chéo và gấp đôi khăn lại theo đường chéo này. Xong đặt lên góc trên thảm
  • Lấy khăn thứ 3 ra trải lên thảm, vuốt phẳng, chỉ cho bé thấy 2 đường trung điểm và gấp đôi khăn lại theo đường trung điểm một rồi gấp đôi lần nữa theo đường trung điểm hai (gấp 4) này. Xong đặt lên góc trên thảm
  • Lấy khăn thứ 4 ra trải lên thảm vuốt phẳng, chỉ cho bé thấy 2 đường chéo và gấp đôi khăn lại theo đường chéo một rồi gấp đôi lần nữa theo đường chéo hai (gấp 4) này. Xong đặt lên góc trên thảm
  • Hỏi trẻ có muốn làm không?
  • Cất đồ về chỗ cũPhương pháp Montessori – GẤP KHĂN
Lưu ýCó thể thực hiện gấp khăn mặt tiến tới gấp quần áo theo các bước tương tự.
Độ tuổi2 tuổi trở lên
Mục tiêu:
  • Kỹ năng hoạt động tinh;
  • Tăng lực ngón tay
  • Phân biệt màu sắc;
Dụng cụ:
  • 01 chiếc kẹp dùng để gắp quả bong, ban đầu có thể dùng kẹp to như kẹp đá viên
  • Những quả bông hoặc len, hoặc bất cứ vật nhỏ, tròn, dễ gắp
  • Khay đựng
Cách chơi:
  • Bạn thả (bằng tay) những quả bông cùng màu vào khay, sau đó dùng kẹp gắp từng quả bông bỏ ra ngoài.
  • Khuyến khích trẻ tự làm.
Nâng cao:
  • Khi trẻ đã quen hơn, bạn cho trẻ gắp và thả đều dùng kẹp.
  • Tiếp theo có thể nâng cao hơn bằng cách cho trẻ dùng kẹp nhỏ dần..giáo dục sớm - phát triển giác quan

Bạn dùng hai viên phấn có hai màu khác nhau, màu xanh bạn vẽ những vòng sóng (tượng trưng cho sóng nước) còn màu kia thì bạn khoang thành những hình tròn.

Bạn nói với bé rằng ở dưới nước có những con quái vật, và bé phải nhảy (hoặc bước) từ vòng tròn nọ sang vòng tròn kia, bạn khuyến khích bé lặp đi lặp lại như vậy nhé.
Khi bé bắt đầu nhàm chán với kiểu chơi này rồi, bạn hãy viết ít nhất 6 chữ cái đầu tiên vào trong 6 vòng tròn và vừa vỗ tay vừa khuyến khích bé nhảy vào từng ô tương ứng với mỗi chữ cái bạn đọc to.



Ngoài việc viết chữ cái thì bạn cũng có thể viết số vào trong vòng tròn

Bạn cũng có thể vẽ một vòng tròn to cho bé đi lòng vòng xung quanh
Một cách chơi nữa, bạn vẽ nhiều vòng tròn với nhiều màu sắc khác nhau, bạn yêu cầu bé nhảy từ  vòng tròn này sang vòng tròn khác theo màu sắc của từng vòng tròn (ví dụ như màu xanh, màu hồng, vv…) như hình minh hoạ.



(Bài dịch từ  blog nước ngoài, đề nghị dẫn nguồn khi sử dụng bài dịch)

Tuổi: 2.5 trở lên
Mục đích:
  • Nhận biết các số
  • Học viết các số
  • Luyện sự tập trung, mắt, ngón tay
Vật liệu:
Một khay chứa:
  • (1) khay nhựa chứa cát màu
  • (1) thẻ chữ số 0 – 9

salt-tray-2
Trình bày:
1. Mời các trẻ em tham gia với bạn cho một bài thuyết trình vòng tròn.
2. Giáo viên nên ngồi xuống với các trẻ em với khay học.
3 Giải thích cho con rằng bạn có một cái gì đó đặc biệt mà bạn muốn chia sẻ với họ ngày hôm nay.
4. Sau đó giáo viên nên đặt khay học trực tiếp trước mặt cô.
5. Bày các học cụ ra trước mặt trẻ
6. Để  các thẻ số ra bên trái của khay
7. chỉ vào một thẻ sô và nói: “Đây là số 0. ”
8. Sau đó giáo viên giơ thẻ lên và nhắc lại “số 0”.”
9. Sau đó giáo viên nên vẽ số 0 trên khay cát với ngón tay trỏ của của mình và nói, “số 0”
10. giáo viên nên lặp lại quá trình này (bước 7-9) với thẻ còn lại (theo thứ tự).
11. Khi giáo viên kết thúc, cô dành một chút thời gian để dừng lại và chiêm ngưỡng công việc của mình.
12. Giáo viên nên nhẹ nhàng lắc khay để xóa các biểu tượng cô thực hiện trong cát.
13. Mời các con vẽ bản đồ trong khay cát.
tải xuống
 14. Đứa trẻ chiêm ngưỡng công việc của họ và sau đó nhẹ nhàng lắc khay.
 15. Để các đối tượng trở lại vào khay.
16. Để khay trở lại trên kệ.

More

Like Us

Whats Hot